Có Nên Dùng Yến Chưng Cho Người Tiểu Đường?
Người tiểu đường (hay đái tháo đường) là những người có nồng độ đường huyết tăng cao, mắc phải một dạng rối loạn chuyển hoá thường gặp khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đồ ngọt, chất béo, ít chất xơ và có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
Một câu hỏi phổ biến là liệu người tiểu đường có nên ăn yến chưng hay không? Chưng yến cho người tiểu đường cần phải lưu ý những gì? Và cách chưng ra sao? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.
Yến chưng được coi là tốt cho người tiểu đường vì một số lý do sau đây:
- Yến sào là nguồn dinh dưỡng và khoáng chất phong phú: Tổ yến sào giàu chất dinh dưỡng, trong đó hàm lượng đạm có thể lên đến 62.5% (đối với yến Khánh Hoà thượng hạng). Đặc biệt, yến nguyên chất không chứa chất béo và đường gần như bằng 0, do đó không ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết. Yến chưng cho người tiểu đường giúp điều chỉnh đường huyết và tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể nhờ chứa các loại axit amin như Leucine, Phenylalanine, Isoleucine. Hàm lượng dinh dưỡng trong yến cao hơn so với các loại thịt và cá, nhưng hoàn toàn không gây tăng cholesterol.
- Yến sào ngăn chặn kháng insulin: Yến sào là thực phẩm được các chuyên gia khuyến nghị người tiểu đường sử dụng, vì khi ăn yến có thể ngăn chặn hiện tượng kháng insulin – tác nhân trực tiếp gây tăng đường huyết. Insulin là hormone được tuyến tuỵ sản xuất giúp chuyển hoá đường thành năng lượng. Tiểu đường liên quan đến việc dung nạp nhiều đường và kháng insulin của tế bào miễn dịch. Khi kháng insulin xảy ra, nồng độ insulin giảm và nồng độ đường huyết tăng, dẫn đến mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Với những lợi ích trên, yến chưng được coi là một phương pháp ăn uống tốt cho người tiểu đường. Dưới đây là 5 cách chưng yến cho người tiểu đường mà bạn có thể áp dụng.
Yến chưng kỷ tử hạt chia
Người tiểu đường khi ăn yến chưng kỷ tử hạt chia giúp ức chế enzyme Aldose Reductase, từ đó giúp ngăn ngừa biến chứng võng mạc mắt và biến chứng thần kinh ở bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các chất chống Oxy trong kỷ tử cũng có khả năng loại bỏ gốc tự do – nguyên nhân gây ra hiện tượng kháng insulin. Yến chưng kỷ tử hạt chia còn giúp điều hoà huyết áp, giảm lượng cholesterol và tăng cường sức đề kháng cho người đái tháo đường.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 3g tổ yến khô, 1/2 thìa café hạt chia, 3g kỷ tử, 1 thìa cà phê mật ong, vài lát gừng.
- Sơ chế: Ngâm nở yến từ 45 phút đến 1 giờ với nước sôi đề nguội, sau đó rửa sạch kỷ tử.
- Cho lần lượt các nguyên liệu vào thố chưng: kỷ tử, yến, vài lát gừng và đổ nước ngập, không đổ nước qua miệng thố vì khi chưng yến nở dễ bị tràn ra ngoài.
- Chưng cách thuỷ trong khoảng 15-20 phút, sau đó cho mật ong và hạt chia vào nồi và chưng thêm tầm 5 phút rồi tắt bếp.
Tổ yến chưng nhân sâm
Yến sào chưng nhân sâm giúp kiểm soát lượng đường huyết và giảm lượng cholesterol cho cơ thể nhờ các saponin có trong nhân sâm. Đây cũng là một phương pháp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Liều lượng ăn tổ yến chưng nhân sâm cho người tiểu đường là 1-2 lần/tháng, bạn có thể kết hợp với các món yến chưng khác.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 3g nhân sâm khô, 3g yến sào khô (dùng cho 1-2 lần ăn), vài lát gừng mỏng và đường phèn 1-2g (có thể không cho đường, chỉ khi ăn thì mới cho đường thuốc).
- Ngâm yến cho nở mềm từ 45 phút đến 1 giờ (đối với yến tinh chế).
- Nấu nước nhân sâm trong khoảng 15-20 phút rồi để nguội.
- Đổ lần lượt các nguyên liệu vào thố chưng: nhân sâm, yến, gừng, sau đó đổ nước nấu nhân sâm vào và chưng cùng.
- Chưng yến cách thuỷ trong khoảng 15-20 phút, sau đó cho đường phèn vào và chưng thêm khoảng 5-7 phút để đường tan hết. Nếu không cho đường, có thể dùng mật ong hoặc đường thuốc khi ăn.
Yến chưng nha đam
Nghiên cứu cho thấy nha đam chứa polysaccharide giúp giảm lượng đường huyết và khi kết hợp với yến sào, có thể kiểm soát tốt nồng độ đường huyết và ngăn chặn tình trạng đường huyết tăng cao. Chất xơ trong nha đam cũng giúp giảm lượng chất béo, cải thiện hệ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón, tăng độ nhạy của insulin và hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 3g yến sào tinh chế, 70g nha đam thái viên, lá dứa, 1-2g đường phèn.
- Ngâm yến sào với nước để nguội cho mềm và làm tơi sợi yến. Rửa lá dứa sạch.
- Cho lần lượt các nguyên liệu vào thố chưng: lá dứa, nha đam, yến tươi, và đổ nước sôi để nguội đến khi ngập yến (không đổ quá đầy).
- Mang thố chưng đi chưng cách thuỷ trong khoảng 15-20 phút, sau đó cho đường phèn vào và chưng thêm tầm 5-7 phút.
Yến sào chưng lá dứa
Thay vì chưng yến nguyên chất có vị tanh, bạn có thể kết hợp chưng yến với lá dứa để tạo hương thơm, tăng tính mát và giúp dễ ăn hơn. Lá dứa còn có tác dụng ngăn kháng insulin bằng cách ức chế enzyme Anlpha-glucoside và tăng độ nhạy của insulin. Yến sào chưng lá dứa cho người tiểu đường giữ được vị nguyên bản của món ăn, không gây ngán và cải thiện vị giác khi dùng thường xuyên.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 5-10g yến khô, lá dứa, đường phèn.
- Ngâm yến từ 45 phút đến 1 giờ để làm tơi sợi, sau đó lọc bỏ nước ngâm qua ray. Rửa sạch lá dứa.
- Cho lần lượt các nguyên liệu vào thố chưng: lá dứa quấn cục, yến tươi và lượng nước sôi để nguội đủ mức để ngập yến (không đổ quá đầy).
- Chưng yến cách thuỷ trong khoảng 15-20 phút với lửa nhỏ (ban đầu bật lửa lớn để nước trong nồi sôi nhẹ, sau đó chỉnh lửa nhỏ nhất để chưng).
Yến chưng không đường
Yến sào nguyên chất hỗ trợ tốt trong việc ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Yến chưng không đường còn kích thích vị giác hơn và bạn có thể thêm một số nguyên liệu như hạt sen hoặc táo tàu để làm giàu hương vị.
Cách chưng yến không đường cho người tiểu đường:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 10g tổ yến, 100g hạt sen, 7-10 quả táo đỏ (trái to tầm 3-5 quả), 500-1000ml nước sôi để nguội, vài lát gừng.
- Ngâm yến 45 phút – 1 giờ để làm tơi sợi yến, sau đó lọc bỏ nước qua ray.
- Hạt sen rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút rồi luộc cho mềm và lấy ra nước.
- Táo đỏ ngâm khoảng 15-20 phút (có thể thái nhỏ cho vào chưng cùng yến), không cần ngâm quá lâu.
- Đổ lần lượt các nguyên liệu vào thố chưng: hạt sen, táo đỏ, yến rồi đổ nước sôi để nguội đến mức ngập yến (không đổ quá đầy).
- Chưng yến cách thuỷ trong khoảng 20-30 phút với lửa nhỏ (bắt đầu bật lửa lớn để nước trong nồi sôi nhẹ, sau đó chỉnh lửa nhỏ nhất để chưng). Lưu ý, với lượng yến như trên, bạn có thể chia nhỏ ra dùng và không nên ăn quá 3g yến/ngày cho người lớn và 1.5g yến/ngày cho trẻ nhỏ.
Những lưu ý khi chưng tổ yến sào cho người bệnh tiểu đường
- Không ngâm yến quá lâu trong nước, vì có thể làm mất chất dinh dưỡng.
- Nên sử dụng yến chưng thường xuyên để tận dụng tối đa hiệu quả.
- Không chưng yến cho người tiểu đường ở nhiệt độ quá cao, thời gian chưng không quá lâu và nên chưng cách thuỷ hoặc sử dụng nồi chưng yến chuyên dụng.
- Luôn đậy nắp thố yến khi chưng để tránh chất yến bốc hơi mất. Nếu chưng xong và không dùng ngay, có thể đậy nắp và ủ yến đến khi nguội rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Không nên ăn quá nhiều yến trong một ngày. Tối đa là 3g yến/ngày cho người lớn và 1.5g yến/ngày cho trẻ nhỏ.
- Nên ăn yến vào buổi sáng, trưa hoặc giữa hai bữa ăn chính để đảm bảo cơ thể hấp thu tốt nhất.
- Chọn mua yến sào tại các điểm bán uy tín để đảm bảo yến không trộn chất phụ gia, đường tăng trọng. Xem lại giấy kiểm tra chất lượng yến sào để có thông tin chi tiết.
- Người tiểu đường nên ưu tiên ăn yến sào không đường để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tổng quan cách chưng yến sào cho người tiểu đường
Trên đây là tiết lộ về 5 cách chưng tổ yến cho người tiểu đường nhằm ngăn ngừa biến chứng. Việc sử dụng yến chưng đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người tiểu đường. Chúng tôi hy vọng rằng thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc ăn yến chưng và cách chưng tổ yến để phòng tránh các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.